Tư vấn

Tìm Hiểu Một Số Nguyên Nhân Gây Đau Chân Và Cách Khắc Phục

Đau nhức chân là một bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Nguyên nhân gây đau chân có thể do chấn thương, hoặc xuất phát từ một số bệnh lý về thần kinh và mạch máu tiềm ẩn trong cơ thể. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây đau chân và cách khắc phục, chúng ta cùng tham khảo các thông tin hữu ích trong bài viết này.

Đau chân do viêm gân Achilles

Viêm gân Achilles còn được gọi là viêm gân gót chân. Đây là tình trạng gân Achilles phải hoạt động liên tục, dẫn đến bị quá tải gây ra tổn thương ở vị trí gót chân. Viêm gân Achilles là một chấn thương phổ biến ở các vận động viên thể thao, hoặc các đối tượng phải hoạt động thể lực nhiều. Khi bị viêm gân Achilles mà không kịp thời điều trị sớm, gân chân có thể bị rách hoặc đứt hoàn toàn.

QueenPearl Luxury Spa

Viêm gân Achilles xảy ra khi gót chân phải hoạt động liên tục, dẫn đến bị quá tải gây ra tổn thương. (Hình minh họa)

Đối với tình trạng viêm gân Achilles nhẹ, người bệnh có thể khắc phục bằng cách chườm đá, uống thuốc giảm đau hoặc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ, khi ngủ kê cao chân hơn tim. Trường hợp viêm gân Achilles đã chuyển qua giai đoạn mãn tính, bệnh nhân cần thực hiện điều trị bằng cách tập vật lý trị liệu, sử dụng thiết bị hỗ trợ giảm áp lực cho gân gót chân, hoặc phẫu thuật gân Achilles.

Bỏ qua bước giãn cơ trước khi tập thể thao

Một nguyên nhân khách quan khác gây ra đau chân là do bạn đã bỏ qua bước giãn cơ trước khi tập thể thao. Đây là một thói quen không tốt mà nhiều người thường mắc phải. Việc bỏ qua bước giãn cơ bằng các bài tập nhẹ nhàng, sẽ vô tình khiến cho cơ bắp chưa kịp thích ứng, dẫn đến tình trạng căng cơ. Bạn sẽ cảm thấy bị đau nhức chân sau khi tập thể thao, thậm chí là chịu đựng các cơn co thắt gây ra đau đớn nặng nề.

Để khắc phục tình trạng này, thay vì thực hiện ngay các động tác khó có cường độ cao, bạn hãy dành thời gian để giãn cơ trước.

Tuần hoàn máu kém

Các cơ bắp hoạt động tốt nhất khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và Oxy cần thiết từ các tế bào hồng cầu. Vì vậy, khi cơ thể lưu thông máu kém, tế bào hồng cầu không đủ cho nhu cầu sử dụng của cơ thể, trong đó bao gồm các cơ bắp. Lúc này, bạn sẽ thường xuyên bị đau nhức chân, gặp nhiều khó khăn khi vận động. Tệ hơn, tình trạng này kéo dài còn dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD).

QueenPearl Luxury Spa

Tuần hoàn máu kém cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau chân. (Hình minh họa)

Để giúp máu huyết lưu thông tốt, ngoài việc tăng cường ăn uống thực phẩm bổ máu, bạn có thể kết hợp massage mô sâu, hoặc sử dụng các loại khăn quấn được thiết kế để hỗ trợ tuần hoàn máu.

Nẹp shin

Giống như viêm gân gót chân, nẹp shin cũng là một chấn phổ biến khi tập luyện thể thao. Nẹp shin còn được gọi là nẹp ống chân. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều cơn đau dữ dội hoặc đau cục bộ ở các cơ. Biện pháp cải thiện tình trạng này là hãy chọn một đôi giày thể thao vừa vặn, sử dụng đế lót hấp thụ va chạm tốt, tránh tập luyện trên bề mặt cứng hoặc nghiêng, giãn cơ trước khi tập thể thao, không cố gắng quá sức khi tập luyện.

Hamstring Sprain

Hamstring Sprain là tình trạng đau nhức ở chân xuất hiện nhiều ở vùng đùi phía sau. Đây là hậu quả của việc chấn thương cấp tính mà không kịp phát hiện và điều trị. Tương tự như nẹp ống chân hay còn gọi là nẹp shin, Hamstring Sprain xảy ra khi cơ bắp bị kéo căng quá mức. Thế nhưng, Hamstring Sprain sẽ gây đau đớn ở gân và cơ bắp nhiều hơn so với nẹp shin.

QueenPearl Luxury Spa

Hamstring Sprain là tình trạng đau nhức ở chân xuất hiện nhiều ở vùng đùi phía sau. (Hình minh họa)

So với nẹp shin, Hamstring Sprain có mức độ nguy hiểm cao hơn. Vì thế, khi bị Hamstring Sprain, bạn nên ngưng ngay các hoạt động và điều trị bệnh ngay lập tức. Phương pháp điều trị Hamstring Sprain là chườm đá, uống thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm, tập vật lý trị liệu kết hợp massage. Trường hợp chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để sửa chữa và nối lại cơ bắp.

Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau chân và cách khắc phục hiệu quả. Nếu tình trạng chân bị đau nhức nhẹ và không có biến chứng nguy hiểm, thì bạn có thể tự thực hiện các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà như chườm nóng, chườm lạnh, massage, tập vật lý trị liệu,… Ngược lại, khi tình trạng đau nhức kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên đi đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

0/5 (0 Reviews)
Ngày đăng 24/09/2024
Ngày Cập nhật 22/10/2024
Thẻ
Đánh Giá
Rate this post
×

    Give yourself time to be inspired.

    Đặt lịch hẹn