Phương pháp giác hơi trong Y học cổ truyền là gì?

Phương pháp giác hơi trong Y học cổ truyền là gì?

Phương pháp giác hơi trong Y học cổ truyền là gì?

Phương pháp giác hơi trong Y học cổ truyền là gì?

Phương pháp giác hơi trong Y học cổ truyền là gì?
Phương pháp giác hơi trong Y học cổ truyền là gì?
title

Phương pháp giác hơi trong Y học cổ truyền là gì?

Để trả lời cho câu hỏi giác hơi là gì, đây là một phương pháp trị liệu bắt nguồn từ xứ Trung Hoa. Dùng những chiếc cốc thủy tinh tạo áp suất âm lên vùng cơ thể bị đau. Qua đó giúp đào thải khí độc ra khỏi người bệnh.

Giác hơi là gì? - Các phương pháp giác hơi

Giác hơi là một phương thức trị liệu có nguồn gốc từ Trung Hoa, còn có tên là hỏa liệu pháp. Cơ chế của giác hơi là dùng những chiếc cốc chuyên dụng để đặt lên da người bệnh, với mục đích là tạo áp suất âm trong những chiếc cốc này và gây sung huyết mạch máu tại chỗ, giúp giảm đau, giảm viêm, giải độc hoặc phòng và điều trị một số bệnh lý. Những chiếc cốc giác hơi có thể được làm bằng thủy tinh, cây tre, đất nung, silicone.

Các phương pháp giác hơi

Trong Đông y, giác hơi chia thành giác hơi khô, giác hơi ướt, giác hơi khí. Trong cả hai loại giác hơi khô và ướt, các chuyên gia trị liệu sẽ cho một chất dễ cháy như rượu, thảo mộc hoặc giấy vào cốc và châm lửa. Khi lửa tắt, cốc sẽ được đặt úp ngược vào da. Khi không khí bên trong cốc nguội đi, nó tạo ra môi trường chân không. Điều này làm cho da nổi lên và đỏ lên khi các mạch máu được giãn nở. Thông thường, cốc giác hơi được để trong tối đa 3 phút.

Một phiên bản hiện đại hơn của giác hơi sử dụng một máy bơm cao su thay vì lửa để tạo chân không bên trong cốc. Đôi khi các chuyên gia trị liệu sử dụng cốc silicon, chúng có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trên da để tạo hiệu ứng giống như mát-xa.

Thông thường, một người bình thường sẽ sử dụng từ 3-5 cốc giác hơi trong buổi giác hơi đầu tiên. Theo các chuyên gia đến từ Hiệp hội Giác hơi Anh lưu ý, hiếm khi có được nhiều hơn 5-7 chiếc cốc được sử dụng cùng lúc.

Tác dụng của giác hơi là gì?

Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, giác hơi có tác dụng điều chỉnh âm dương, sơ kinh thông lạc, phù chính khử tà, hoạt huyết khử ứ, giải trừ đau nhức.

Thông qua tác dụng kích thích phụ áp cơ giới của nhiệt độ, giác hơi dẫn đến những phản ứng cục bộ và toàn thân, từ đó điều chỉnh chức năng của cơ thể, tiêu trừ nhân tố bệnh lý.

Theo y học hiện đại

Theo Y học hiện đại, áp suất âm bên trong cốc giác hơi có tác dụng kéo da vào vùng bên trong cốc giác, giúp các lỗ chân lông mở ra, kích thích sự lưu thông của máu trong lòng mạch, đồng thời còn tạo ra một lỗ thông để loại trừ các độc tố trong cơ thể.

Bên cạnh đó, môi trường chân không bên trong cốc giác còn giúp các mô giãn nở cục bộ, chính việc này tạo điều kiện cho mạch máu giãn nở và tăng lưu lượng máu đến các mô bệnh lý, tăng cung cấp oxy, tăng chuyển hóa tế bào và giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Theo một báo cáo được xuất bản vào năm 2015 trên Journal of Traditional and Complementary Medicine cho thấy, liệu pháp giác hơi có thể giúp điều trị mụn trứng cá, herpes zoster, liệt mặt, thoái hóa đốt sống cổ.

Các công dụng chính

  • Các rối loạn máu như thiếu máu và máu khó đông

  • Các bệnh thấp khớp như viêm khớp và đau cơ xơ hóa

  • Rối loạn trong sinh sản và phụ khoa

  • Các vấn đề về da như bệnh chàm hay mụn trứng cá

  • Tăng huyết áp

  • Đau nửa đầu

  • Lo âu, trầm cảm

  • Tắc nghẽn phế quản do dị ứng hoặc hen suyễn

  • Suy giãn tĩnh mạch

Có thể thấy giác hơi là phương pháp điều trị từ lâu đời và khá hữu dụng. Tuy nhiên quá trình thực hiện cần tuân thủ các nguyên tắc và có độ hiểu biết nhất định để không gặp những hậu quả ngoài ý muốn.

Nếu bạn không có thời gian và người thân trợ giúp để có thể giác hơi tại nhà. Thì bạn có thể đến Queen Spa để thực hiện dịch vụ giác hơi này nhé.

Queen Spa chuyên về dùng các phương pháp Y Học Cổ Truyền để phòng và chữa bệnh. 

Các dịch vụ tương tự
Đăng ký tư vấn ngay
Đăng ký để được tư vấn miễn phí, bạn sẽ được chuyên gia chăm sóc chuẩn đoán sơ bộ để tiết kiệm thời gian khi đến khám
Hệ thống chi nhánh

Đã có 25 chi nhánh trên 3 tỉnh thành cả nước

0

Zalo

Hotline

Messenger

Liên hệ